• Bệnh Viện Nam Khoa Hải Phòng | Phòng Khám Phượng Đỏ
  • BỆNH VIỆN NAM KHOA HẢI PHÒNG

    498 Nguyễn Văn Linh, P. vĩnh Niệm, Q. Lê Chân, TP. Hải Phòng

Phòng Khám Nam Khoa

BỆNH VIỆN NAM KHOA HẢI PHÒNG | PHÒNG KHÁM PHƯỢNG ĐỎ

Đi tiểu ra máu ở nam là bệnh gì? Điều trị sao?

Đánh giá: 5/ 5 ( 20 lượt)

  Đi tiểu ra máu ở nam là một triệu chứng khá đặc trưng của hầu hết các bệnh liên quan đến đường tiết niệu. Tuy nhiên, hiện tượng nước tiểu lẫn máu ở nam giới thường không quá nguy hiểm đối với sức khỏe nhưng bác sĩ vấn khuyến nghị bệnh nhân nên điều trị ngay để không xảy ra các biến chứng khác. Xem tiếp bài viết sau để nắm rõ chi tiết về hiện tượng này.

bác sĩ tư vấn miễn phí

Đi tiểu ra máu ở nam là bệnh gì?

  Dưới góc y khoa, màu sắc của nước tiểu sẽ phản ánh rất rõ về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Nước tiểu chính là sản phẩm của một quá trình bài tiết.

  Thông thường thì nó sẽ có màu sắc nhất định nhưng một khi có sự bất thường xảy ra thì chính là dấu hiệu cảnh báo một vấn đề nào đó đang đe dọa đến sức khỏe.

  Dựa vào các thực phẩm ăn uống hằng ngày, tình trạng sức khỏe mà màu sắc và khối lượng nước tiểu sẽ có sự thay đổi khác nhau. Trong đó, đi tiểu ra máu ở nam giới là một dấu hiệu bệnh lý hoặc sinh lý mà bạn cần nắm rõ. Cụ thể như sau:

1. Bệnh tiết niệu

  Khi vi trùng thâm nhập vào đường niệu đạo, kết hợp với các yếu tố thuận lợi thì chúng sẽ sinh sôi, nảy nở và gây viêm nhiễm.

  Tuy bệnh thường xuất hiện ở nữ nhiều hơn nhưng nam giới cũng không tránh khỏi. Bệnh lý viêm nhiễm đường tiết niệu sẽ ảnh hưởng đến thận, từ đó gây đau ở vùng thắt lưng và hai bên hông.

  Ngoài biểu hiện đi tiểu lẫn máu ở nam giới thì người bệnh còn có thêm các triệu chứng như nước tiểu nặng mùi, buồn tiểu liên tục, đau rát khi tiểu,…

2. Phì đại tuyến tiền liệt

  Tuyến tiền liệt cũng đóng vai trò trong vấn đề sinh sản ở nam giới. Bên cạnh đó, cơ quan này còn có nhiệm vụ ngăn cản độc tố, vi khuẩn, hóa chất đi vào đường niệu đạo.

Đi tiểu ra máu ở nam là bệnh gì?

Đi tiểu ra máu ở nam là bệnh gì?

  Khi cơ quan tuyến tiền liệt phình to, gây sức ép lên niệu đạo sẽ khiến cho việc bài tiết nước tiểu gặp khó khăn. Buộc bàng quang phải hoạt động co bóp liên tục để bài tiết nước tiểu ra ngoài. Quá trình này cứ tiếp diễn kéo dài sẽ làm tổn thương và chảy máu ở tuyến tiền liệt.

3. Sỏi thận, sỏi bàng quang

  Thường thì sỏi thận nhỏ có thể đi theo dòng nước tiểu để ra ngoài. Nhưng với viên sỏi lớn thì chúng dễ dàng bị kẹt lại ở trong thận, bàng quang hoặc nơi khác trong hệ thống dẫn nước tiểu.

  Từ đó gây ra các hiện tượng như đi tiểu ra máu ở nam, đau 2 bên hông và vùng thắt lưng, nước tiểu đục màu hoặc nặng mùi, đôi khi kèm theo biểu hiện sốt, ớn lạnh và nôn mửa,…

4. Viêm cầu thận mãn tính

  Cầu thận là những cấu trúc siêu nhỏ giúp lọc và làm sạch máu. Với người bị viêm cầu thân, tức thận đang bị tổn thương nên không thể diễn ra quá trình này.

  Viêm cầu thận mãn tính thường tiến tiển chậm, vì thế trong thời gian đầu của bệnh, người bệnh sẽ không gặp bất kỳ triệu chứng bất thường nào.

  Chỉ khi chuyến đến giai đoạn suy thận thì mới có các triệu chứng điển hình như: đi tiểu ra máu ở nam, phù mặt, phù mắt cá chân, tiểu đêm nhiều lần, có bọt trong nước tiểu,…

5. Ung thư tuyến tiền liệt

  Ung thư tuyến tiền liệt có thể chữa được nếu phát hiện và điều trị sớm. Tuy nhiên, ở thời gian đầu của bệnh thì các triệu chứng gần như không xuất hiện. Vì thế, điều quan trọng là bệnh nhân cần định kỳ kiểm tra sức khỏe và làm các xét nghiệm sàng lọc.

  Một số triệu chứng của bệnh ung thư tuyến tiền liệt bao gồm: đau âm ỉ ở vùng chậu, lưng dưới, hông hoặc đùi trên; đau khi xuất tinh; lẫn máu trong tinh dịch và nước tiểu; cảm giác ăn không ngon miệng;…

6. Bệnh lậu

  Khi chỉ mắc bệnh lậu ở cấp độ nặng thì bệnh nhân mới gặp phải một số triệu chứng như đi tiểu ra máu ở nam, tiểu ra mủ, chảy mủ ở lỗ sáo, tiểu buốt, tiểu són,…

7. Ung thư bàng quang

  Sự thay đổi trong màu nước tiểu, kể cả thói quen đi tiểu và đột ngột sụt cân không rõ nguyên nhân là những dấu hiệu nhận biết sớm ung thư bàng quang. Thời gian đầu của bệnh, có thể rất ít xuất hiện triệu chứng nhưng dấu hiệu sớm nhất thường là đi tiểu ra máu ở nam.

  Một số người có thể nhận ra ngay sự thay đổi bất thường trong nước tiểu của mình. Nhưng đối với người khác thì lượng máu chỉ được phát hiện khi làm xét nghiệm nước tiểu.

Đi tiểu ra máu ở nam có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư bàng quang

Đi tiểu ra máu ở nam có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư bàng quang

8. Tác dụng phụ của thuốc

  Những loại thuốc có thể gây đi tiểu ra máu ở nam, bao gồm:

  • Thuốc chống đông máu.
  • Thuốc kháng viêm không steriod được dùng trong thời gian dài.
  • Thuốc hóa trị Cyclophosphamide và ifosfamide.
  • Thuốc nhuận tràng Senna,…

9. Biến chứng sau phẫu thuật đặt ống thông tiểu

  Những trường hợp can thiệp phẫu thuật đặt ống thông tiểu vào bàng quang có thể vô tình làm tổn thương niệu đạo, vì thế dẫn đến hiện tượng đi tiểu ra máu ở nam.

  Nguyên nhân là do khi phẫu thuật, ống thông tiểu sẽ được lưu lại trong bàng quang vài ngày hoặc vài tuần, cho đến khi nào bệnh nhân tự đi tiểu bình thường.

  Trong thời gian này, nếu không đảm bảo trong khâu chăm sóc sẽ dễ dàng đưa vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm ở đường niệu đạo, từ đó xảy ra hiện tượng lẫn máu trong nước tiểu.

10. Do tập luyện quá sức dẫn đến tiểu ra máu ở nam giới

  Khi tập thể dục với bài tập nặng mà không bù nước đúng cách sẽ làm tăng nguy cơ đi tiểu ra máu ở nam giới. Thế nhưng, nguyên nhân này khiến bạn đi tiểu ra máu thì không có gì phải lo lắng, vì thường nó sẽ tự chữa khỏi khoảng 3 ngày sau.

  Nếu tình hình này kéo dài hơn 14 ngày thì cần đến gặp bác sĩ khoa Tiết niệu để sớm có biện pháp điều trị nhé.

Hậu quả của bệnh tiểu ra máu ở nam giới

  Đi tiểu ra máu ở nam có thể nói là tình trạng đặc biệt nguy hiểm, nhất là sau khi quan hệ tình dục nữa. Cụ thể là những hậu quả sau:

  • Khó giữ được tính mạng: Trong trường hợp mắc phải ung thư, nếu không điều trị kịp thời chúng sẽ di căn vào những nơi nguy hiểm trên cơ thể, khiến người bệnh khó có thể giữ được sự an toàn cho tính mạng.
  • Nguy cơ hiếm muộn hoặc vô sinh: Các bệnh ở tuyến tiền liệt, thận, bàng quang,… có sự tác động không nhỏ đến quá trình sản xuất số lượng và chất lượng tinh trùng. Nếu không kịp thời chữa trị, chúng sẽ ảnh hưởng đến vấn đề sinh sản của nam giới về sau.
  • Gây yếu sinh lý nam: Đi tiểu ra máu thường kèm theo biểu hiện tiểu rắt, tiểu buốt, đau rát ở đầu dương vật,… khiến nam giới không còn ham muốn và luôn né tránh chuyện giao hợp. Từ đó, gây là sự rối loạn chức năng tình dục cho nam giới như rối loạn cương dương, xuất tinh sớm, xuất tinh ra máu,…
  • Sa sút sức khỏe trầm trọng: Việc đi tiểu ra máu sẽ khiến cơ thể mất máu, nếu không kịp bù lại lượng máu đã mất thì cơ thể sẽ bị suy nhược, mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, khó thở, rụng tóc, thường xuyên ốm vặt,…

Sự nguy hiểm của việc đi tiểu ra máu ở nam giới

Sự nguy hiểm của việc đi tiểu ra máu ở nam giới

  Như thế, đề ngăn chặn xảy ra các hậu quả do tình trạng đi tiểu ra nam ở nam thì cần đặc biệt chú ý và đến gặp bác sĩ ngay khi thấy những thay đổi bất thường trong quá trình sinh hoạt, nhất là vấn đề tiểu tiện.

Đi tiểu ra máu ở nam: Khi nào cần gặp bác sĩ?

  Nam giới đi tiểu ra máu là tình trạng cảnh báo của nhiều vấn đề sức khỏe. Bởi mỗi lần đi tiểu, không chỉ là hao hụt một lượng máu trong cơ thể mà còn tiềm ẩn nhiều bệnh lý khác. Nếu không điều trị kịp thời, có thể sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí là cả tính mạng.

  Chính vì thế, hãy gặp bác sĩ ngay khi có các triệu chứng sau:

  • Tiểu són, tiểu lắt nhắt, bị buốt khi đi tiểu,…
  • Đau khi xuất tinh hoặc có máu trong lượng tinh dịch.
  • Đau dương vật hoặc có vết trầy xước.
  • Đau hoặc căng cứng bàng quang, ngay cả khi không chứa nhiều nước tiểu.

Điều trị bệnh tiểu ra máu ở nam giới sao?

  Trước khi điều trị, bác sĩ sẽ xác nhận sự hiện diện của máu trong nước tiểu, đồng thời làm thêm một số xét nghiệm chuyên sâu để tìm ra nguyên nhân đi tiểu ra máu ở nam.

  Từ đó đưa phác đồ điều trị thích hợp dựa trên nguyên nhân và mức độ biểu hiện của bệnh để làm thuyên giảm và cải thiện dứt điểm tình trạng này. Một số cách điều trị bao gồm:

  • Dùng kháng sinh đường uống trong trường hợp bị viêm đường tiết niệu hoặc các bệnh tình dục.
  • Chiếu sóng xung kích để loại bỏ sỏi trong thận, bàng quang hay tiết niệu.
  • Chỉ định thuốc ức chế hormone, thuốc giãn cơ hay can thiệp phẫu thuật để giải quyết các vấn đề ở tuyến tiền liệt.
  • Xạ trị, hóa trị trong trường hợp xuất hiện khối u lành tính hoặc ung thư.
  • Lọc máu hoặc chỉ định thuốc điều trị cho bệnh nhân bị viêm cầu thận.

Điều trị bệnh tiểu ra máu ở nam

Điều trị bệnh tiểu ra máu ở nam

Bên cạnh việc điều trị thì nam giới cũng nên có biện pháp để phòng ngừa nguy cơ bị đi tiểu ra máu:

  • Uống tối thiểu 2 lít nước/ ngày.
  • Hạn chế ăn quá mặn để tránh bị sỏi thận.
  • Không nên nhịn tiểu và đi tiểu ngay sau khi quan hệ tình dục để tống hết vi khuẩn gây bệnh ra ngoài.
  • Duy trì thói quen sinh hoạt và lối sống lành mạnh, an toàn.
  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ.
  • Hạn chế lạm dụng thuốc lá, rượu bia hay chất kích thích khác.

  Đi tiểu ra máu ở nam là một trong những triệu chứng đặc trứng của bệnh liên quan đến đường tiết niệu, đặc biệt là thận, bàng quang hay tuyến tiền liệt. Khi nhận thấy có dấu hiệu này, người bệnh có thể đến ngay Phòng Khám Đa Khoa Phượng Đỏ để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và đưa ra phác đồ hỗ trợ điều trị hiệu quả. Để được giải đáp thắc mắc trong thời gian sớm nhất và hỗ trợ ĐẶT HẸN trước thì hãy gọi đến Hotline 0225 8831 239 của Phòng Khám Đa Khoa Phượng Đỏ.

bác sĩ tư vấn miễn phí

  • phòng khám đa khoa Hải Phòng
  • PHÒNG KHÁM BỆNH NAM KHOA Hải Phòng

    498 Nguyễn Văn Linh, P. vĩnh Niệm Q. Lê Chân, TP. Hải Phòng

da khoa hong phuc