• Bệnh Viện Nam Khoa Hải Phòng | Phòng Khám Phượng Đỏ
  • BỆNH VIỆN NAM KHOA HẢI PHÒNG

    498 Nguyễn Văn Linh, P. vĩnh Niệm, Q. Lê Chân, TP. Hải Phòng

Phòng Khám Nam Khoa

BỆNH VIỆN NAM KHOA HẢI PHÒNG | PHÒNG KHÁM PHƯỢNG ĐỎ

Tinh hoàn lạc chỗ là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Đánh giá: 5/ 5 ( 15 lượt)

  Tinh hoàn lạc chỗ được biết đến là một dị tật đường sinh dục của các bé sơ sinh nam. Dù đây là dị tật có thể tự cải thiện trong vài tháng chào đời, nhưng cũng có trường hợp cần phải phẫu thuật để đưa tinh hoàn về đúng chỗ. Tuy nhiên, nếu không sớm cải thiện tình trạng tinh hoàn lạc chỗ thì nó sẽ trở thành nguyên nhân của các vấn đề sinh sản và tăng nguy cơ mắc ung thư tinh hoàn. Hãy cùng Phòng Khám Đa Khoa Phượng Đỏ tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này trong nội dung ngày hôm nay. bác sĩ tư vấn miễn phí

Tinh hoàn lạc chỗ là gì?

  Tinh hoàn lạc chỗ là hiện tượng một trong hai hoặc cả hai bên tinh hoàn không nằm trong bìu khi các bé trai vừa được sinh ra. Trong quá trình hoàn thiện cơ quan sinh dục của thai nhi, cả hai bên tinh hoàn ban đầu sẽ nằm tại ổ bụng.

  Khi đến gần đủ tháng và chuẩn bị chào đời, tinh hoàn sẽ theo tự nhiên và bắt đầu di chuyển xuống bìu và cố định tại đây. Quá trình này có thể gặp trở ngại nào đó khiến tinh hoàn không xuống được đến bìu.

  Thông thường thì chỉ có một bên tinh hoàn lạc chỗ, vì theo số liệu thông kê cho thấy rằng trường hợp bị lạc cả hai bên tinh hoàn chỉ chiếm khoảng 10% trong tổng số bé trai sinh ra.

Tinh hoàn lạc chỗ là gì?

Tinh hoàn lạc chỗ là gì?

  Khoảng 80% các trường hợp tinh hoàn lạc chỗ là sờ thấy được, nếu không thấy được thì rất có thể tinh hoàn đang nằm ở các vị trí như:

  • Tinh hoàn lạc ở bụng: Trường hợp này thì tinh hoàn chưa hoặc mới bắt đầu di chuyển từ bụng xuống bìu.
  • Tinh hoàn lạc ở bẹn: Lúc này, tinh hoàn đã đi đến ống bẹn trong quá trình di chuyển xuống như, tuy nhiên lại chưa đủ xa nên khi sờ vào sẽ có cảm nhận thấy tại đây.
  • Không có tinh hoàn hoặc tinh hoàn bị teo lại: Tinh hoàn đã có thể xuống bìu nhưng kích thước siêu nhỏ nên khi chạm vào thì sẽ không nhận thấy được, hiện tượng này cho thấy tinh hoàn đang bị teo lại. Trường hợp không có tinh hoàn tức là tinh hoàn chưa hình thành và cũng không bao giờ hình thành. Đối với các trường hợp này, các bé trai gần như mất khả năng sinh sản hoàn toàn.

  Hầu hết các trường hợp không tìm thấy tinh hoàn ở bìu thì được xem là tinh hoàn lạc chỗ. Đây là một hiện tượng xảy ra phổ biến ở trẻ sơ sinh nhưng đôi khi cũng xuất hiện tinh hoàn lạc chỗ ở người trưởng thành.

  >>> Xem thêm: Về bệnh tinh hoàn ẩn - Có khả năng gây mất chức năng sinh sản cho nam giới

  Tuy nhiên, trường hợp tinh hoàn lạc chỗ ở trẻ sơ sinh thì trong vòng 6 tháng đầu đời có thể tự di chuyển về đúng vị trí. Nếu ngoài 6 tháng tuổi mà không can thiệp thì khả năng tinh hoàn lạc chỗ di chuyển về bìu là rất thấp.

Nguyên nhân tinh hoàn đi lạc chỗ

  Nguyên nhân tinh hoàn đi lạc chỗ vẫn chưa được xác định cụ thể. Tuy nhiên, nó có thể liên quan đến sự di truyền, tình trạng sức khỏe của mẹ hoặc các yếu tố môi trường khác đã phá vỡ kích thích tố, hoạt động của hệ thần kinh và những thay đổi vật lý, ảnh hưởng đến quá trình hoàn thiện của tinh hoàn.

Nguyên nhân tinh hoàn đi lạc chỗ do sinh non

Nguyên nhân tinh hoàn đi lạc chỗ do sinh non

  Những yếu tố làm tăng nguy cơ xuất hiện tình trạng tinh hoàn chỗ có thể kể đến như:

  • Sinh non.
  • Nhẹ cân.
  • Di truyền từ các thành viên trong gia đình.
  • Thai nhi mắc hội chứng Down hoặc có khiếm khuyết ở thành bụng.
  • Thai phụ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, béo phì hoặc lạm dụng rượu bia, thuốc lá,…
  • Bố mẹ làm việc trong môi trường độc hại, tiếp xúc với thuốc trừ sâu.

Dấu hiệu nhận biết tinh hoàn lạc chỗ

  Dấu hiệu nhận biết tinh hoàn lạc chỗ đó là có thể sờ thấy hoặc không thấy tinh hoàn ở trong bìu khi trẻ ở độ 6 – 24 tháng tuổi.

  Để xác định thì bố mẹ dùng các đầu ngón tay để ấn vào vùng bìu, nếu không thấy có khối u xuất hiện thì rất có khả năng cao tinh hoàn của trẻ bị lạc chỗ. Một số trường hợp sờ thấy tinh hoàn khi bìu co lên ống bẹn và khi thả ra thì tinh hoàn chạy lên cao trên túi bìu.

  Khi phát hiện sự bất thường nào ở túi bìu, điều quan trọng hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và can thiệp điều trị càng sớm càng tốt.

Tinh hoàn lạc chỗ nguy hiểm như thế nào?

  Tinh hoàn lạc chỗ gây ra ảnh hưởng nặng nề nhất chính là chức năng sinh sản. Ngoài ra, còn có những biến chứng khác xảy ra như thoát vị bẹn, xoắn tinh hoàn, ung thư tinh hoàn,…

Tinh hoàn lạc chỗ đã làm giảm khả năng sinh sản nghiêm trọng

Tinh hoàn lạc chỗ đã làm giảm khả năng sinh sản nghiêm trọng

  • Hiếm muộn: Dù tinh hoàn lạc chỗ nhưng chúng vẫn diễn ra quá trình sinh tinh. Tuy nhiên, do nằm ở nơi có nhiệt độ cao như bụng thì chúng sẽ không được hoạt động hiệu quả khi đến tuổi sinh sản.
  • Vô sinh: Tinh hoàn lạc chỗ vào ổ bụng hay bẹn, nếu càng để lâu thì càng làm giảm khả năng sinh sản. Vì lúc đó, chất lượng và số lượng tinh trùng không đáp ứng được nhu cầu sinh sản, cả lượng tế bào mầm và ống sinh tinh cũng hoạt động kém đi đáng kể.
  • Ung thư tinh hoàn: Những trường hợp gặp phải tinh hoàn lạc chỗ có nguy cơ mắc ung thư tinh hoàn cao gấp nhiều lần so với bình thường. Bởi vì, khi tinh hoàn lạc ở bụng, nó sẽ sản sinh ra các gốc tự do, tiềm ẩn nhiều ung thư hóa nên cần phải can thiệp điều trị sớm.

Tinh hoàn lạc chỗ có ảnh hưởng đến sinh sản không?

  Với trẻ sơ sinh nam bị tinh hoàn lạc chỗ vẫn đảm bảo được chức năng sinh sản trong trường hợp phát hiện và điều trị kịp thời. Khi này, bác sĩ sẽ yêu cầu bố mẹ theo dõi trong vòng 6 tháng đầu đời của con, nếu tinh hoàn không tự di chuyển xuống bìu thì sẽ can thiệp điều trị.

  Nhiệt độ ở bìu sẽ đảm bảo cho quá trình nuôi dưỡng và sản sinh tinh trùng. Vì vậy, tinh hoàn cần phải nằm ở bìu để đảm bảo việc sinh sản của nam giới.

  Nếu tinh hoàn lạc đến bụng thì đây là nơi sẽ giết chết tinh trùng vì có nhiệt độ cao hơn ở bìu. Như vậy thì chất lượng tinh trùng sẽ giảm đi trầm trọng khi đến độ tuổi sinh sản.

  Nguy hiểm hơn nữa, tinh hoàn lạc ở bụng và nằm tại đó trong suốt một thời gian dài sẽ có nguy cơ dẫn đến ung thư hóa, điều này càng đe dọa nghiêm trọng hơn đến vấn đề sinh sản.

  Do đó, cần can thiệp đưa tinh hoàn về đúng vị trí càng sớm càng tốt, để tránh ảnh hưởng đến chức năng của tinh hoàn cũng hoạt động sinh tinh của các cơ quan sinh sản.

Cách điều trị tinh hoàn lạc chỗ

  Trước khi điều trị tinh hoàn lạc chỗ, bác sĩ sẽ cần kiểm tra và chẩn đoán tình trạng cụ thể. Bác sĩ sẽ kiểm tra những bất thường trong vị trí của tinh hoàn, nếu không sờ thấy thì có thể chỉ định thêm một vài phương pháp chẩn đoán khác như:

  • Siêu âm: Sóng âm thanh được sử dụng sẽ tạo hình ảnh cấu trúc trong cơ thể nhằm xác định vị trí tinh hoàn khi chúng nằm ở bụng hoặc bẹn.
  • Chụp MRI: Nhằm quan sát hình ảnh mô mềm bên trong cơ thể và xác định vị trí tinh hoàn lạc chỗ.

  >>> Có thể bạn chưa biết nên khám tinh hoàn ở đâu?

Bác sĩ tư vấn phác đồ điều trị tinh hoàn lạc chỗ

Bác sĩ tư vấn phác đồ điều trị tinh hoàn lạc chỗ

  Sau khi đã xác định được vị trí tinh hoàn, bác sĩ mới có thể tiến hành điều trị, một là dùng thuốc và hai là can thiệp phẫu thuật. Mục tiêu của việc điều trị là đưa tinh hoàn về đúng vị trí trong bìu. Việc điều trị càng sớm thì sẽ càng bảo tồn được chức năng sinh sản và sức khỏe của người bệnh.

1. Điều trị tinh hoàn lạc chỗ bằng thuốc

  Đối với trường hợp lạc tinh hoàn ở trẻ, bác sĩ sẽ tiêm một liều hCG – một loại hormone của nhau thai, nhằm kích thích tinh hoàn di chuyển về bìu. Liều lượng và thời gian tiêm sẽ được bác sĩ cân nhắc dựa trên thể trạng của bé như sau:

  • Nếu bé 1 – 2 tuổi thì cần dùng 300 đơn vị để tiêm vào bắp tay, tiêm 3 ngày/ lần, tổng số lần tiêm là 9.
  • Nếu bé 3 – 7 tuổi thì cần dùng 700 đơn vị/ lần tiêm.
  • Nếu bé trên 7 tuổi thì cần dùng 1500 đơn vị/ lần tiêm hoặc dùng GnRH dưới dạng xịt mũi với liều dùng 1,2mg/ngày. Có thể kết hợp cả hai loại hormone này.

  Lưu ý, phương pháp điều trị này có thể không còn tác dụng với trẻ thanh thiếu niên và bố mẹ cần tuân thủ theo sự chỉ định của bác sĩ để tránh những hậu quả đáng tiếc cho con trẻ. Nếu việc điều trị bằng thuốc không hiệu quả thì có thể chuyển sang phương pháp phẫu thuật.

2. Phẫu thuật tinh hoàn lạc chỗ

  Việc phẫu thuật tinh hoàn lạc chỗ sẽ mang đến kết quả thành công hơn, tuy nhiên còn tùy thuộc vào thời điểm điều trị. Với thời điểm phẫu thuật tốt nhất thường là giai đoạn trẻ 12 – 24 tháng tuổi, vì khi này sẽ giảm thiểu được những biến chứng xảy ra sau này.

  Với các bé trước tuổi dậy thì, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật thăm dò khi không sờ thấy được tinh hoàn. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ cần xác định tình trạng của mạch tinh hoàn để chẩn bị cho bước tiếp theo trong quá trình phẫu thuật. Trường hợp phát hiện thấy tinh hoàn thì bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để hạ tinh hoàn qua đường bụng.

  Với nam giới trưởng thành thì bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật khi tinh hoàn chưa trở thành ung thư hóa. Việc phẫu thuật nhằm để hạ tinh hoàn, song song với việc cân bằng hormone sinh dục. Nếu tinh hoàn đã ung thư hóa thì buộc phải cắt bỏ, nạo vét hạch và kết hợp song song với điều trị ung thư.

  Như vậy, dù hiếm gặp nhưng trường hợp lạc tinh hoàn thực sự nguy hiểm và cần được điều trị sớm. Hiệu quả của việc điều trị còn phụ thuộc vào yếu tố phát hiện sớm.

  Ngoài ra, những biện pháp điều trị này chỉ mang tính chất tham khảo. Vì vậy, nếu cần tư vấn về tình trạng lạc tinh hoàn thì cần liên hệ ngay với bác sĩ để tránh xảy ra biến chứng.

  Trên đây là những nội dung giải đáp về tinh hoàn lạc chỗ. Mọi thắc mắc liên quan, bạn đọc vui lòng liên hệ với Phòng Khám Đa Khoa Phượng Đỏ qua Hotline 0225 8831 239 hoặc nhắn tin qua cửa sổ chat để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.

bác sĩ tư vấn miễn phí

  • phòng khám đa khoa Hải Phòng
  • PHÒNG KHÁM BỆNH NAM KHOA Hải Phòng

    498 Nguyễn Văn Linh, P. vĩnh Niệm Q. Lê Chân, TP. Hải Phòng

da khoa hong phuc