Nước tiểu có bọt là dấu hiệu của nhiều bệnh lý liên quan đến tiết niệu, nguyên nhân thường là do tăng huyết áp hoặc bệnh tiểu đường. Những người mắc bệnh này, cần kiểm tra sức khỏe định kỳ và duy trì sức khỏe ổn định để tránh nguy hiểm xảy ra.
Nước tiểu là một chất lỏng được thận tiết ra và đào thải ra khỏi cơ thể qua niệu đạo. Thành phần của nước tiểu gồm có protein, hormone, muối vô cơ và các chất chuyển hóa.
Thông thường, nước tiểu có màu trong suốt đến màu của hổ phách, tùy vào lượng chất chuyển hóa. Từ đó, màu sắc và tình trạng nước tiểu cũng có thể cho ta biết nhiều vấn đề sức khỏe.
Nếu nước tiểu không có bọt, có màu vàng nhạt là sự biểu hiện của một tình trạng sức khỏe tốt, còn khi nước tiểu có bọt thì rất có khả năng là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý khác nhau.
Nước tiểu có bọt là hiện tượng như thế nào?
Tuy nhiên, không phải trường hợp nào có nước tiểu nổi bọt cũng đều là biểu hiện bệnh lý. Vì thế, chúng ta cần đánh giá nguy cơ mắc bệnh dựa trên mức độ nghiêm trọng qua những dấu hiệu đi kèm như:
>>> Xem thêm: Tiểu buốt ra máu ở nam: Dấu hiệu của những bệnh lý nào?
Nếu hiện tượng nước tiểu có bọt xuất hiện vào buổi sáng, sau khi ngủ dậy thì đây chỉ là một đặc điểm sinh lý bình thường. Do khi ngủ, cơ thể thiếu nước, bàng quang đầy nước tiểu và cô đặc lại nên lúc bệnh nhân đi tiểu với lực mạnh, tốc độ nhanh thì nước tiểu có bọt.
Ngược lại, nếu thường xuyên đi tiểu ra nhiều bọt thì có thể là dấu hiệu cảnh báo của các bệnh liên quan đến tiết niệu hoặc bệnh tiểu đường và tăng huyết áp. Cụ thể:
Cơ thể đang thiếu nước/mất nước là: vận động hay tập thể dục với cường độ cao khiến cơ thể ra nhiều mồ hôi, uống ít nước, đang bị sốt…
Nước tiểu nhiều bọt cảnh báo cơ thể bị mất nước
Khi cơ thể thiếu nước thì nước tiểu có thể sẫm màu và cô đặc hơn, vì nó không đủ nước để hòa tan với các chất khác trong nước tiểu, vì vậy khiến bệnh nhân đi tiểu ra bọt trắng.
Khi mắc bệnh tiểu đường, hàm lượng đường trong máu của người bệnh cao hơn người bình thường. Khi đấy, thận sẽ phải tăng công suất làm việc để chuyển hóa đường và chọn lọc phân tử. Các thành phần hữu cơ trong nước tiểu sẽ tăng lên, khiến cho nước tiểu màu vàng có bọt.
Thận là bộ phận vô cùng quan trọng của cơ thể, có nhiệm vụ chuyển hóa chất đọc hại thành nước tiểu để bài tiết nó ra ngoài. Vì thế, nước tiểu đục có bọt là dấu hiệu cảnh báo về bệnh thận. Trong đó, tiểu biểu là các bệnh như thận hư, thận yếu, suy thận, sỏi thận, nhiễm trùng thận…
Nguy cơ mắc bệnh thận càng cao hơn khi những người có bệnh tiểu đường, huyết áp tăng hay tiền sử gia đình có người mắc bệnh thận, họ đi tiểu có nhiều bọt.
Đường tiết niệu là một trong những cơ quan tham gia vào quá trình lọc và đào thải nước tiểu. Vì thế, khi cơ quan này bị vi khuẩn hay tác nhân nào đó tấn công gây viêm nhiễm thì nó sẽ dẫn đến hiện tượng đi tiểu sủi bọt. Đôi khi kèm theo các triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu khác như tiểu buốt ra máu, tiểu đục, tiểu rắt, són tiểu…
Đi tiểu ra bọt cảnh báo bệnh nhiễm trùng tiết niệu
Trong thành phần nước tiểu, protein chỉ có một lượng nhỏ, nhưng vì nguyên nhân nào đó mà khiến cho chức năng lọc của cầu thận bị nhiễu loạn. Điều này khiến cho một số protein không được đi qua màng lọc để giữ lại cho cơ thể mà theo dòng nước tiểu ra ngoài.
Nếu thường xuyên thấy nước đái sủi bọt, kể cả khi đã uống nhiều nước thì lúc đó, rất có thể là dấu hiệu của tình trạng protein niệu – một trong những triệu chứng đầu tiền của bệnh thận.
Xuất tinh ngược là hiện tượng tinh trùng đi vào bàng quang, thay vì đi qua ống dẫn tinh, theo đường niệu đạo và xuất ra ngoài qua miệng sáo. Điều này trái ngược hoàn toàn với quy luật xuất tinh ở nam giới. Còn nguyên nhân vì sao thì bạn có thể đọc chi tiết tại đây nhé.
Vì thế, sau khi quan hệ, lượng tinh trùng có thể lẫn vào trong bãi nước tiểu gây ra hiện tượng nước tiểu có bọt không tan, trắng đục lợn cơn.
Các bệnh liên quan đến tim mạch, đặc biệt là huyết áp tăng thì nó có thể sẽ làm tổn thương đến thận và xuất hiện microalbumin trong nước tiểu, nó khiến cho nước tiểu có ít bọt. Lúc này, bệnh nhân nên đi kiểm tra sức khỏe tim mạch để có sự hướng dẫn cụ thể từ bác sĩ chuyên môn.
Ngoài ra, nước tiểu có bọt còn cảnh báo các bệnh như ung thư, ngộ độc hóa chất, amyloidosis, lupus, viêm khớp dạng thấp, thiểu máu hồng cầu hình liềm, sarcoidosis…
Nước tiểu bọt nhiều cảnh báo bệnh huyết áp tăng
Nước tiểu có bọt đôi khi còn có khả năng không phải dấu hiệu của bệnh lý mà đến từ những nguyên nhân sinh lý. Vì thế, bệnh nhân nên tìm hiểu kỹ các triệu chứng bất thường đi kèm để dễ dàng xác định tình trạng của bản thân.
Nếu không có bất kỳ biểu hiện bất thường nào đi kèm, nghĩa là tình trạng sức khỏe ổn định, không mắc bệnh lý nguy hiểm, chỉ có thể là do hóa chất, tốc độ dòng chảy nước tiểu… khiến cho nước tiểu có bọt.
Những sản phẩm vệ sinh toilet có thể tạo ra phản ứng với nước tiểu và tạo bọt, chứ không phải là bệnh lý gì. Để kiểm tra, bệnh nhân có thể thử ngưng sử dụng sản phẩm đó.
Nếu sau đó, không thấy hiện tượng đi tiểu có bọt như xà phòng nữa thì có thể an tâm. Nhưng nếu vẫn thấy nếu nước tiểu có bọt lâu tan thì cần đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và phương pháp điều trị.
Do bàng quang chứa đầy nước tiểu mà bệnh nhân không đi vệ sinh ngay, cố nhịn thì nó vô tình tạo áp lực lên bàng quang.
Để đến khi không nhịn nổi nữa thì bệnh nhân mới bắt đầu đi tiểu và tiểu với lực mạnh, nên nước tiểu tạo bọt. Tuy nhiên, nước tiểu có bọt tan nhanh trong vòng vài giây và đây cũng không phải là biểu hiện bệnh lý nghiêm trọng nào.
Nguyên nhân nước tiểu có bọt
Vì thế, bệnh nhân không nên nhịn tiểu mà hãy đi ngay lập tức khi nào cảm thấy có nhu cầu. Bởi thói quen này có thể gây viêm đài, bể thận, sỏi thận, tiểu mất kiểm soát…
Một số nguyên nhân khác dẫn đến nước tiểu có bọt như mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục (gồm giang mai, sùi mào gà, lậu…) , hội tiền sản giật ở phụ nữ đang mang thai, tác dụng phụ của một loại thuốc trị bệnh...
Nước tiểu có bọt không quá nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, nó có thể để lại những di chứng kéo dài, do đó nếu thường xuyên thấy nước tiểu có bọt và kèm theo triệu chứng như sưng phù nề chân, mệt mỏi, khó thở, sưng mí mắt… Tức là đang cảnh báo bệnh thận, tiết niệu và cần được điều trị kịp thời.
Khi thấy nước tiểu có bọt, việc đầu tiên nên làm là đến ngay cơ sở chuyên khoa uy tín để bác sĩ kiểm tra, xét nghiệm và tìm ra nguyên nhân cụ thể. Tùy vào bệnh lý hay nguyên nhân khiến nước tiểu có bọt mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị khác nhau.
Cách chữa nước tiểu sủi bọt tại nhà
Để cải thiện tình trạng nước tiểu có bọt, bệnh nhân cần thay đổi lại thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống lành mạnh. Cụ thể:
Nếu nước tiểu có bọt do cơ thể mất nước/ thiếu nước thì cần cung cấp đủ nước vào cơ thể mỗi ngày. Ngoài nước lọc thì có thể uống thêm nước dừa, nước ép trái cây, nước canh, nước ép từ rau củ quả…
Bệnh nhân tiểu đường hay tăng huyết áp thì ngoài sử dụng thuốc cần có chế độ ăn uống khoa học và tập thể dục đúng cách. Cùng với đó là chủ động theo dõi huyết áp, đường huyết của mình thường xuyên.
Cách chữa nước tiểu sủi bọt tại cơ sở y tế
Nếu nam giới mắc phải chứng xuất tinh ngược dẫn đến nước tiểu có bọt thì bác sĩ sẽ kê đơn một vài loại thuốc để đóng cổ bàng quang khi quan hệ như hlorpheniramine, imipramine, pseudoephedrine, chlorpheniramine… Tuy nhiên, tác dụng phụ của thuốc này chính là làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và huyết áp.
Điều quan nhất là bệnh nhân không nên tự ý đều trị khi chưa có sự chỉ định rõ ràng từ bác sĩ chuyên môn, việc này có thể gây hậu quả nặng nề đối với sức khỏe tổng thể.
Hiện nay, tại TP Hải Phòng, bệnh nhân có thể chọn khám và điều trị các bệnh liên quan đến nước tiểu có bọt cho nam giới tại Phòng Khám Đa Khoa Phượng Đỏ. Tại đây có chuyên khoa tiết niệu kết hợp với liên khoa khác để hỗ trợ điều trị hiệu quả nhất. Phòng khám có đội ngũ bác sĩ nam học đầu ngành, phương pháp chẩn đoán và điều trị chính xác, nhanh chóng và hiệu quả, với mức chi phí hợp lý với mức thu nhập của người dân. Đây chính là yếu tố mà đông đảo bệnh nhân lựa chọn đồng hành cùng với phòng khám.
Trên đây là mọi thông tin về tình trạng nước tiểu có bọt mà chúng tôi cung cấp đến bạn. Nếu cần tư vấn thêm và ĐẶT LỊCH KHÁM, bạn đọc vui lòng liên hệ Hotline 0225 8831 239 hoặc để lại SDT tại đây để được hỗ trợ sớm nhất có thể.
Đầu dương vật nổi mụn đỏ không ngứa: Cảnh báo điều gì?
4 nguyên nhân nổi hạch ở bẹn không thể chủ quan
5 biểu hiện cho thấy nước tiểu màu xanh là do bệnh lý
Nhận biết 10 nguyên nhân nổi mụn ở đầu và thân dương vật
Khi nào cần tư vấn nam khoa và lợi ích từ dịch vụ là gì?
Nổi mụn ở bìu: Liệu bạn đang gặp vấn đề gì?
Bệnh nam khoa thường gặp ở nam và dấu hiệu nhân biết
Bí mật thành công khi xét nghiệm nam khoa theo định kỳ
Địa chỉ khám nam khoa uy tín được nhiều người tin chọn
Cảnh giác với 4 nguyên nhân nổi cục ở tinh hoàn